Nhiễu loạn hấp dẫn trong hệ Mặt Trời Nhiễu_loạn_(thiên_văn_học)

Mặt Trăng và Trái Đất chuyển động như một hệ đôi thiên văn quanh Mặt Trời

Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh gây các nhiễu loạn lẫn nhau đến quỹ đạo chuyển động của chúng, nhiễu loạn quỹ đạo các sao chổi và các vật thể khác trong hệ. Các hành tinh gây tác động nhiễu lẫn nhau nhỏ, do khối lượng của chúng đối với khối lượng Mặt Trời có thể bỏ qua và khoảng cách giữa chúng khá lớn. Một số ví dụ:

  • Nhiễu loạn lớn nhất của Sao Kim tác động đến Trái Đất là 1/33000
  • Nhiễu loại của Sao Mộc lên Trái Đất là 1/53000, của Sao Mộc lên Sao Thổ là 1/360.

Các thành phần của quỹ đạo chuyển động, xác định hình dạng, độ lớn và vị trí của mặt phẳng quỹ đạo các hành tinh chỉ biểu hiện các nhiễu loạn có chu kì, không có biểu hiện của các biến đổi trường kì. Điều này chứng tỏ sự bền vững không giới hạn của hệ Mặt Trời.

  • Bán trục lớn a thường có nhiễu loạn có chu kì, còn nhiễu loạn trường kì tăng chậm đến mức nó chỉ có thể biểu hiện khi Mặt Trời đã "hết hạn sử dụng".
  • Độ lệch tâm và độ nghiêng quỹ đạo chỉ có các nhiễu loạn chu kì dài. Trong trường hợp Trái Đất, độ lệch tâm giảm dần (khoảng bốn phần mười triệu đơn vị mỗi năm), như thế quỹ đạo Trái Đất ngày càng tròn. Các nhiễu loạn của điểm nút lên và khoảng cách điểm cận nhật của quỹ đạo các hành tinh so với tính bền vững của hệ Mặt Trời có thể bỏ qua.
  • Đường củng tuyến của gần như tất cả các hành tinh quay chậm như nhau, theo hướng quay phải (ở Trái Đất giá trị này khoảng 11,5’’ mỗi năm).